QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC – HCBĐ GIÁ RẺ

                              CÔNG TY TNHH VIỆT MỸ BÌNH ĐỊNH
 ĐC: Số 655 Hùng Vương, Phường Nhơn Phú, TP.Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.
LIÊN HỆ Ms Lan 0917224739 Để Hỗ Trợ Tư Vấn và Mức Giá Tốt Nhất

Đặc điểm sinh học của cá Lóc

– Tập tính sinh học:
Thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong không khí. ở vùng nước hàm lượng Othấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu.
– Tính ăn
:

+ Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 – 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100 – g cá. Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi.

Tổng hợp kinh nghiệm nuôi cá lóc hiệu quả | Farmvina Nông Nghiệp

1. Chuẩn bị ao, vèo

  • Đối với mô hình nuôi trong ao đất:  Bà con nên chọn ao nuôi có diện tích từ 500 – 1.000 m2, độ sâu từ 2,0 – 3,0 m, không nên chọn ao có diện tích quá lớn vì không thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý sức khỏe của cá, đặc biệt là việc mua bán sẽ gặp khó khăn vì thu một lần không hết cá. Ngoài ra, khi chọn ao nuôi bà con cũng nên dựa vào các điều kiện sau:
    • Nguồn nước cấp vào ao có chất lượng tốt và chủ động.
    • Nơi cấp và nơi thoát nước tách biệt.
    • Hạn chế cây cối xung quanh bờ ao.
    • Gần đường giao thông để giảm chi phí vận chuyển (nếu có điều kiện).

Kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông trong vèo cho người mới nuôi

  • Đối với mô hình nuôi trong vèo: Ưu điểm của mô hình này là giảm áp lực và chi phí về việc thay nước, tăng hiệu quả sử dụng ao hồ, giảm chi phí nhân công khi thu hoạch cá thịt.
  • Đối với mô hình nuôi trong vèo, khi chọn ao để cắm vèo bà con nên dựa vào các tiêu chuẩn:
      • Diện tích ao phải lớn (> 3.000 m2).
      • Độ sâu mực nước từ 3,0 m trở lên.
      • Nguồn nước cấp vào ao có chất lượng tốt và chủ động.
      • Hạn chế cây cối che phủ mặt nước ao.
      • Gần đường giao thông để giảm chi phí vận chuyển (nếu có điều kiện).
  • Vèo dùng nuôi cá lóc cần đạt các tiêu chuẩn sau:
      • Vèo bằng lưới có mắt lưới lớn để nước trong vèo và ngoài ao dễ dàng trao đổi với nhau nhưng cá không thoát ra ngoài được.
      • Kích thước vèo tùy thuộc vào qui mô sản xuất, thông thường nên may vèo có diện tích từ 60 – 200m2, chiều cao của vèo ít nhất là 3m

  2.Chuẩn bị ao nuôi

  • Cải tạo ao:
  • Diệt tạp khử trùng ao nuôi cá rất quan trọng. Do đó, cần tẩy dọn ao thật kỹ trước khi thả cá. Nuôi cá lóc trong ao hay nuôi trong vèo đều cần phải thực hiện nghiêm túc việc cải tạo ao nuôi. Qui trình cải tạo ao được tiến hành như sau:
    • Sau khi tháo cạn nước và hút bùn đáy ao (giữ lớp bùn đáy còn khoảng ≤ 10 cm), dùng vôi bột (CaCO3) rải đều khắp đáy ao với liều 10 – 15 kg/100 m².
    • Sau đó, sử dụng thêm BKC với tỷ lệ 0,5 lít BKC cho 1.000 m2 ao (hòa tan 0,5 lít BKC vào 100 lít nước rồi dùng bình xịt để phun đều khắp đáy và xung quanh ao với mục đích tiêu diệt triệt để các mầm gây bệnh còn trú ẩn trong ao.
    • Sau khi phun BKC xong, phơi đáy ao từ 2 – 3 ngày rồi lọc nước thật kỹ vào ao bằng túi lọc trước khi thả cá giống.Trước khi thả cá giống khoảng 1 – 2 ngày, bà con cần kiểm tra một số yếu tố chất lượng nước trong ao bằng các hộp test kit. Yêu cầu chất lượng nước trong ao trước khi thả giống như sau:
      • Độ trong: 30 – 40 cm
      • Nhiệt độ nước: 26 – 32°C
      • Độ pH: 6,5 – 8,0 (tốt nhất từ 7,0 – 7,5)
      • Hàm lượng oxy (DO): ≥ 4,0 mg/L
      • Hàm lượng NH¬3: ≤ 0,1 mg/L

Chọn địa điểm xây trại cá

  • Căng vèo, làm cầu (áp dụng cho mô hình nuôi trong vèo): Trong quá trình cấp nước vào ao, bà con tiến hành căng vèo và làm cầu để thuận tiện trong việc cho ăn, chăm sóc và quản lý đàn cá. Bà con cần chú ý độ cao của vèo sao cho cá không phóng nhảy ra ngoài trong quá trình nuôi. Lưu ý: Nên căng vèo trong ao trước 01 – 02 ngày thả cá để giảm độ “nhám” của lưới vèo, hạn chế cá bị sây sát lúc mới thả.

3. Thả Cá Giống

  • Tiêu chuẩn cá giống: Chọn mua cá giống dựa theo các tiêu chuẩn sau:
    • Cỡ cá đồng đều và lớn (1,6 – 2,5 g/con # 400 – 600 con/kg).
    • Chọn mua cá “đầu trên” để cá phát triển nhanh.
    • Cá có nguồn gốc rõ ràng và mua ở các cơ sở sản xuất có uy tín.
    • Cá bơi lội linh hoạt, không dị hình, cơ thể sáng bóng.

Cá lóc bằng chiếc đũa giá hơn 400 đồng/con đắt hàng - Kinh doanh

  • Mật độ nuôi:
    • Mô hình nuôi ao: 80 – 100 con/m2.
    • Mô hình nuôi vèo: 200 – 250 con/m2.
  • Thời điểm thả cá:
    Tốt nhất thả cá vào buổi sáng (7 – 10 giờ), không nên thả vào buổi xế chiều nhất là vào những lúc trời nắng vì cá rất dễ bị tuột nhớt.

4. Thức ăn và cách chăm sóc bể cá

– Nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cho cá lóc là từ cá tạp (khẩu phần có thể lên đến hơn 90%).- Mỗi lần cho ăn cần theo dõi sức ăn và độ trong của nước để có biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Cá ăn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, môi trường nước, chất lượng thức ăn hay tình trạng sức khỏe của cá.

– Bổ sung thêm khoảng 5% dinh dưỡng từ các loại thức ăn khác như khô dầu các loại, cám gạo đậu nành hoặc thức ăn trộn sẵn. Bổ sung thêm vitamin C, các hoạt chất có hỗ trợ men tiêu hóa vào thức ăn khi khí hậu thay đổi thất thường.

– Cho ăn theo nguyên tắc 2 đủ – 2 đúng: Đủ chất lượng, đủ số lượng – Đúng thời điểm, đúng địa điểm.

– Khi cá còn nhỏ nên trang bị dụng cụ cho ăn bằng vỉ tre. Cho thức ăn vào vỉ, thả xuống mặt nước không quá sâu, khoảng 5 – 10 cm để tiện quan sát. Đến khi cá lớn hơn, có thể thả thức ăn trực tiếp vào bể gần nơi thoát nước để khi xả thải những cặn bã của thức ăn có thể trôi đi theo.

– Phải chú ý đến vấn đề môi trường nước cho cá. Trong vòng 20 – 25 ngày đầu, nên thay nước 2 – 3 ngày/lần. Khi thả cá được 1 tháng thì phải thay nước hàng ngày. Trong những tháng gần với thời gian thu hoạch nên thay 2 lần/ngày.

  • Định kỳ 07 – 10 ngày/lần, dùng Idoine với liều lượng 200 gam/1.000 m3nước (pha loãng trong 100 lít nước rồi tạt đều xuống ao vào lúc trời mát để khử trùng nước ao nuôi).
  • Định kỳ 15 ngày/lần, trộn thuốc vào thức ăn cho cá để diệt các nội ký sinh trùng bám trên đường ruột của cá (liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Mỗi lần nên cho cá ăn thuốc từ 1 – 2 ngày và cho ăn thuốc vào cữ ăn buổi sáng.

Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp hiệu quả | Farmvina Nông Nghiệp

Bệnh thường gặp:

  • Để phòng bệnh cần định kỳ 15 ngày/lần sát trùng ao nuôi bằng vôi bột với liều lượng 2 – 4 kg/100m2, vôi được hoà tan và lấy nước trong tạt
    đều khắp ao.
  • Một số bệnh thường gặp

– Bệnh gió : Triệu chứng cá lồi mắt, bơi lờ đờ ở ven bờ. Dùng khoảng 200g lá trầu ăn, 200g cỏ mần trầu giã lấy nước trộn với 150 ml dầu lửa và trộn đều vào thức ăn để cho cá ăn, xác bã rãi đều xuống ao.

– Bệnh đỏ xoang miệng : Dùng cỏ mực giã nát vắt lấy nước trộn thức ăn cho cá ăn, xác bã rãi xuống ao.

– Bệnh ghẻ lở: Dùng Tetracyline trộn vào thức ăn cho cá ăn.

5. Thu Hoạch

  • Trước khi thu hoạch cần:
    • Tăng cường sức khỏe cho cá bằng cách cho cá ăn vitamin C liên tục từ 3 – 5 ngày (liều sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
    • Khử trùng nước ao nuôi bằng BKC với liều 200 gam/1.000 m3 nước.
    • Ngưng cho cá ăn 1 ngày trước khi thu hoạch.

Quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc đen trong ao – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

  • Khi thu hoạch cần:
    • Thu hoạch cá vào lúc nước mát là tốt nhất (hạn chế thu hoạch lúc trời nắng gắt) để tránh cá bị tuột nhớt.
    • Xử lý nước trong khu vực thu cá bằng sản phẩm chứa chất chiết xuất của Yucca để khử khí độc và làm tăng sức khỏe của cá.
    • Việc thu hoạch và cân cá cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh cá bị sây sát, tuột nhớt.

Nuôi cá lóc lãi hơn 1 tỷ đồng/ha/vụ

Trân trọng cảm ơn Quý khách đã đến với Hóa chất Việt Mỹ!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 
CÔNG TY TNHH VIỆT MỸ  BÌNH ĐỊNH
ĐC: Số 655 Hùng Vương, Phường Nhơn Phú, TP.Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

LH: Ms Lan ( 0917.224.739) để được tư vấn chi tiết và miễn phí.